5 HIỂU NHẦM VỀ BẢN QUYỀN BẠN NÊN BIẾT

Bản quyền là một phạm trù gây nhiều tranh cãi nhất trong thế giới Youtube. “Ranh giới” giữa sở hữu bản quyền và vi phạm bản quyền bị mờ nhạt do những hiểu lầm (từ cố tình lẫn vô tình) dưới đây:

 

  • “Không ai hỏi về bản quyền sản phẩm của tôi cả, vậy nên tôi không vi phạm.”

  

 

Có một sự thật mà hầu như những người có phát ngôn trên quên bẵng đi là: Internet là một thế giới rộng lớn; vậy nên khó có thể kiểm soát toàn bộ những sản phẩm vi phạm bản quyền được. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không vi phạm bản quyền. Bạn càng kiếm lợi nhuận từ các sản phẩm vi phạm bản quyền càng lâu thì về sau, nguy cơ bạn bị phát hiện càng dễ. Và dĩ nhiên, Youtube luôn có những cách xử lý thích đáng cho những “kẻ trộm”!

  • “Tôi không sử dụng chức năng quảng cáo video, nên đó là hành vi sử dụng không vi phạm.”

  

 

Đừng nghĩ mọi chuyện dễ dàng như thế! Người giữ bản quyền gốc có thế bắt buộc bạn phải gỡ sản phẩm mà bạn đã tải lên đấy. Hãy nhớ rõ 4 yếu tố sử dụng hợp lý dưới đây trước khi quyết định… sử dụng hợp lý nhé:

Thứ nhất: Mục đích và đặc điểm sử dụng, bao gồm cả liệu việc sử dụng mang bản chất thương mại hay vì các mục đích giáo dục phi lợi nhuận. Các tòa án thường tập trung vào phân tích xem hình thức sử dụng “có thể biến đổi” hay không. Điều này nghĩa là, liệu hình thức sử dụng có thêm sự diễn đạt hoặc ý nghĩa mới vào tác phẩm gốc hay không hay hình thức sử dụng đó chỉ đơn thuần sao chép từ tác phẩm gốc. Sử dụng thương mại ít có khả năng được coi là sử dụng hợp lý mặc dù có thể kiếm tiền từ video và vẫn khai thác tối đa khả năng bảo vệ sử dụng hợp lý.

Thứ hai: Bản chất của tác phẩm có bản quyền: Việc sử dụng tài liệu từ các tác phẩm chủ yếu mang tính thực tế có nhiều khả năng là công bằng hơn việc sử dụng các tác phẩm hoàn toàn tưởng tượng.

Thứ ba: Số lượng và phần thực chất được sử dụng so với toàn bộ tác phẩm có bản quyền

Việc mượn phần nhỏ của tài liệu từ tác phẩm gốc có nhiều khả năng được coi là sử dụng hợp lý hơn việc mượn những phần lớn của tài liệu. Tuy nhiên, ngay cả việc lấy một phần nhỏ đó cũng có thể đi ngược lại với việc sử dụng hợp lý trong một số trường hợp nếu phần nhỏ đó cấu thành “linh hồn” của tác phẩm.

Cuối cùng: Hiệu quả sử dụng đối với thị trường tiềm năng hoặc giá trị của tác phẩm có bản quyền: Các hình thức sử dụng ảnh hưởng đến khả năng của chủ sở hữu bản quyền hưởng lợi từ tác phẩm gốc của mình ít khi được coi là sử dụng hợp lý. Đôi khi tòa án tạo ra sự ngoại lệ trong yếu tố này trong những trường hợp liên quan đến sự bắt chước.

  • Tôi chẳng thấy có dấu hiệu nào của bản quyền, nên tôi cho rằng nó không có bản quyền

  

 

Chắc có lẽ bạn quá ngây thơ hoặc hơi bị… mù công nghệ đúng không? Ở Mỹ và hầu hết các quốc gia khác, khi một tác phẩm được tạo ra, điều đầu tiên tác giả là là… chạy đi đăng ký bản quyền đấy! Một dòng thông báo “Đây là sản phẩm bản quyền, đừng ăn cắp” sẽ làm cho video của tác giả dài thêm ra, lại mất thẩm mỹ nữa. Cũng giống như, khi bạn sở hữu một căn nhà có sổ đỏ đàng hoàng, bạn có cần treo khắp cổng và tường rào tấm biển hiệu “Nhà của cô X” không?

Chủ sở hữu có quyền yêu cầu bạn gỡ toàn bộ các video vi phạm bản quyền

  • Tôi thấy nó được công khai trên Internet, nên nó thuộc sở hữu công cộng

  

 

Không hẳn là vậy. Thứ nhất, vì chủ sở hữu chia sẻ trên Internet là để công chúng biết đến sản phẩm của họ, chứ không phải để bạn… “mượn” về dùng. Thứ hai, không phải cái gì trên Internet cũng miễn phí, hãy nhớ như vậy.

  • Tôi viết tên tác giả trong phần Mô tả, và tôi an toàn!

  

 

Không đâu, bạn vẫn là người vi phạm bản quyền trong trường hợp này. Hiện thời, nhiều người cho rằng chỉ cần ghi tên tác giả vào phần Mô tả ( tức là đã tôn trọng bản quyền. Tuy nhiên, việc ghi tên này cũng kiểu “có tiếng mà không có miếng vậy”. Bạn thu lợi nhuận bạn có chia cho người được bạn ghi trong Mô tả chứ?

Trả lời