Khi tải video lên Youtube, quyền sở hữu video sẽ thuộc sở hữu của Youtube, hay là của bạn? Bạn nghĩ câu trả lời cho vấn đề này đơn giản ư? Hoàn toàn không. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn để tránh ngộ nhận nhé!
Dưới đây là cuộc trò chuyện chuyên sâu giữa biên tập viên mảng luật của trang Tubularinsights và Luật sư Daliah Saper từ công ty Luật RealSEO về các cách xác nhận và duy trì bản quyền cho video của bạn, những hiểu nhầm về bản quyền và cách làm việc với luật sư về vấn đề bản quyền.
- Youtube có sở hữu những video đã được tải lên của tôi?
“Điều này còn tùy. Tuy nhiên, Youtube sẽ hoàn toàn không loại bỏ quyền sở hữu của bạn đâu”, Daliah nói. “Mọi người cho rằng khi tải nội dung lên các mạng xã hội như Youtube, Facebook,… thì nội dung sẽ thuộc về Youtube, Facebook. Đó là một nhận thức hoàn toàn sai lầm. Điều này có nghĩa là, Youtube cho phép chủ sở hữu duy trì quyền sở hữu đối với sản phẩm của mình. Nhưng, Youtube cũng yêu cầu bạn đểcho Youtube có những quyền như bạn với video đã được tải lên, như tạo sub, kiếm tiền, tái xuất bản, tái phân phối,… Ngay giây phút bạn tải video lên Youtube, bạn và Youtube là đồng sở hữu video đó với quyền lợi ngang nhau”.
- Bạn CÓ THỂ KHÔNG hoàn toàn sở hữu video của mình
Nhiều người cho rằng khi họ thuê một người quay phim về quay dựng thì sản phẩm cuối cùng thuộc sở hữu hoàn toàn của họ. Tuy nhiên, điều này không hẳn đã hoàn toàn đúng, vì còn phụ thuộc vào các quy định, cam kết giữa bạn và người quay dựng trong hợp đồng. Luật sư Daliah nói: “Nếu bạn thuê một người như một nhân viên hợp đồng, sau khi hoàn thành, video thuộc sở hữu hoàn toàn của bạn. Còn nếu bạn thuê một freelancer làm việc, freelancer đó cũng có quyền sở hữu đối với video”. Để tránh trường hợp một ngày nào đó freelancer vác đơn kiện, bạn có thể yêu cầu freelancer ký vào hợp đồng “được thuê và được trả tiền để làm” (work made for hire) nha.
- Làm việc với luật sư về quyền sở hữu video
Khi được hỏi về cách một video creator hoặc nhà phát hành có thể sử dụng, quảng cáo, kiếm tiền, tái bản, bảo vệ bản quyền video, Luật sư Daliah nhấn mạnh hai ý chính sau:
Thứ nhất, hãy thực hiện kiểm toán sở hữu trí tuệ. Kiểm toán sở hữu là quá trình liệt kê những thứ như: tên domain của website mà bạn muốn bảo vệ là gì? Những thương hiệu bạn muốn bảo vệ? Nội dung nào (như video, âm nhạc, hình chụp, hình minh họa,…) bạn muốn bảo vệ? Đây là một mẫu kiểm toán sở hữu trí tuệ khá dễ hiểu, bạn có thể sử dụng trong quá trình kiểm kê của mình nhé!
Thứ hai, hãy xác định những mẫu hợp đồng bạn cần. Khi đã có IP cho tài liệu kiểm toán rồi thì là lúc bạn nên ngồi xuống với luật sư để soạn thảo hợp đồng. Hãy xem xét các nội dung cần hồi tố và bỏ qua những điều không mang lại giá trị. Sau đó luật sư sẽ phát thảo hợp đồng cho bạn để giúp bạn bảo vệ quyền sở hữu của mình.
Nguồn tham khảo:
Youtube & Các Điều Khoản Cần Biết
Nguồn ảnh: Theverge
Dịch: BảnQuyềnSố VN Team