Nhạc số trả tiền: Phối hợp chấm dứt nạn vi phạm bản quyền

<>Trước tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc trên lĩnh vực internet và điện thoại di động kéo dài, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm (RIAV) và Công ty CP Tập đoàn MV (MV Corp) đã “bắt tay” cùng các nhà mạng lớn nhằm tạo ra các dịch vụ âm nhạc có thu phí với chất lượng cao, đầy đủ bản quyền.

Việc ký thỏa thuận hợp tác giữa MV Corp và RIAV cùng các website âm nhạc lớn về việc thu phí nhạc số đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các cơ quan, ban ngành, thanh tra Sở TTTT, Bộ VH-TT&DL;, các nhà mạng Viettel, Mobile, các website, nhạc sĩ, nhà sản xuất… Trong tổng số 5 website vừa ký kết với MV Corp về việc thu phí nhạc số như Zing MP3, Nhaccuatui, nghenhac.infor… thì con số gần 150 website “xài chùa”, vi phạm các quy định về bản quyền Âm Nhạc lĩnh vực nhạc số vẫn khiến nhiều người nghi ngại về vấn đề tạo thói quen trả tiền nhạc số. Và cuộc chơi liệu có công bằng hay không khi con số các website vi phạm gấp nhiều lần các trang website cam kết thu phí?

Hiện nay còn rất nhiều website vi phạm bản quyền nhạc số

Theo thống kê mới nhất của RIAV, doanh số bán đĩa của ngành ghi âm VN đã giảm 80% trong 5 năm qua. Đây là thiệt hại không chỉ nhà sản xuất mà còn của chính những ca sĩ. Trong khi đó, nguồn lợi từ việc kinh doanh nhạc số lại rất lớn. Số người nghe nhạc trên website ở VN lên tới 25 triệu lượt người nghe, Zing MP3 chiếm 44%, nhaccuatui là 27%, nhac.vui.vn là 20%… Ông Trần Chiến Thắng – Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp ghi âm VN cho rằng: “Thực tế nhiều năm qua, ngành công nghiệp ghi âm VN đang bị thiệt hại nghiêm trọng do tình trạng tải nhạc miễn phí trên Internet và di động. Sản lượng băng đĩa của Hiệp hội sụt giảm tới 80% trong 5 năm gần đây. Các nhà sản xuất không thể tiếp tục đầu tư cho những dự án âm nhạc mới vì sẽ nắm chắc phần thua lỗ”. Đây không chỉ là những băn khoăn, nghi ngại của nhà sản xuất, mà các ca sĩ cũng chỉ biết kêu trời khi sản phẩm âm nhạc của mình bị ăn cắp trắng trợn.

Chính vì điều này, các hình thức kinh doanh nhạc số vẫn ngang nhiên “xài chùa” không chịu trách nhiệm bản quyền cũng như các nghĩa vụ liên quan. Mạng xã hội Zing MP3 hiện đang đứng đầu trong thị phần nhạc số VN với 44%, được phép kinh doanh độc quyền nhiều tác phẩm của nhiều ca sĩ trên Internet. Và với ưu thế vượt trội về số thành viên truy cập, Zing MP3 đang được nhiều nghệ sĩ tín nhiệm giao phó sản phẩm trong các thương vụ quảng bá hình ảnh, kinh doanh âm nhạc… Việc đi tiên phong trong việc kí kết thu phí nhạc số bước đầu cũng cho thấy tín hiệu vui cho các nghệ sĩ, nhà sản xuất âm nhạc nói chung. Chưa biết hiệu quả sự hợp tác giữa nghệ sĩ, doanh nghiệp và giữa các đơn vị khai thác, kinh doanh nhạc số liệu có hạn chế hoặc chấm dứt được nạn “xài chùa”, miễn phí như hiện nay hay không. Nhưng việc các “đại gia” trong kinh doanh nhạc số chịu bắt tay cam kết thu phí nhạc số bước đầu cho thấy tín hiệu vui cho nền âm nhạc Việt nói chung, công nghiệp ghi âm nói riêng… Và “Người tiêu dùng sẽ nhận được một nguồn nhạc phong phú, chất lượng, đầy đủ bản quyền, đồng thời góp phần tái đầu tư cho nền âm nhạc VN”- ông Phùng Tiến Công – Phó TGĐ MV Corp cho biết.

Trả lời